HOTLINE:
Lĩnh vực kinh doanh
Cây luồng xuất ngoại hướng đi mới cho nghành xuất khẩu
Cập nhật: 13/03/2014
Lượt xem: 2757
Chất liệu: luồng -Kích thước: 1-6 m -Cực đường kính: 0,02-0,05 m -Cách sử dụng: Trang trí nội thất, xây dựng
Hiện nay Thanh Hóa có hơn 71.000 ha luồng, chiếm khoảng 55% tổng diện tích rừng luồng cả nước. Riêng 5 huyện Quan Hóa, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Quan Sơn, Bá Thước đã có 62.939 ha, chiếm 88,6% diện tích rừng luồng toàn tỉnh. Trữ lượng luồng toàn tỉnh đạt khoảng trên 102,5 triệu cây. Một số chính sách phát triển lâm nghiệp đã đưa đất rừng đến tận tay người trồng, từ đó đồng bào miền núi có thêm điều kiện để đầu tư thâm canh cây luồng. Theo một văn bản thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hơn 10 năm trở lại đây thu nhập từ rừng luồng chiếm khoảng 50% tổng thu nhập của người dân miền núi. Ở nhiều xã còn đạt đến 80% tổng thu nhập.

Tiềm năng cho cây luồng thì rất lớn nhưng hiệu quả kinh tế  chưa tương xứng, việc phát triển và tiêu thụ cây luồng vẫn tồn tại nhiều bất hợp lý. Thực trạng đáng buồn nhất có lẽ là việc sản phẩm tre, luồng Thanh Hóa nhưng lại mang “thương hiệu” hay địa chỉ sản xuất tại Hà Nội, Hà Nam, Hải Phòng..., vì các xưởng chế biến của ta phần nhiều mới chỉ dừng ở khâu sơ chế. Giàu tài nguyên về luồng nhưng lại có quá ít cơ sở chế biến sâu và vẫn thiếu nguyên liệu đạt tiêu chuẩn để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Vì sao vậy? Có lẽ không khó để nhìn ra nguyên nhân chính, đó là hầu hết các cơ sở chế biến luồng, tre nứa trong tỉnh được hình thành theo nhu cầu kiếm sống (tự phát), nên việc đầu tư công nghệ cũng theo kiểu tự phát. Công nghệ thì lạc hậu, còn các sản phẩm hàng hóa sau chế biến nghèo nàn và đơn điệu. Hàng năm, cả tỉnh khai thác hàng chục triệu cây luồng, nhưng phần lớn đều được bán ra thị trường dưới dạng nguyên liệu thô, sản phẩm mới qua sơ chế. Tìm hiểu tại huyện Quan Hóa, rất nhiều cơ sở chỉ sản xuất đũa thô, sau đó nhập cho các cơ sở ngoài tỉnh tinh chế, sấy, đóng hộp để đưa ra thị trường và tất nhiên nhãn hiệu là của họ. Điều này mang đến hệ lụy giá trị tre, luồng Thanh Hóa không cao, phần lãi cao lại thuộc vào các khâu chế biến cuối cùng và đưa ra thị trường.

Về trang trước    Lên đầu trang
Facebook fanpage