HOTLINE:
Lĩnh vực kinh doanh
NGÀNH THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở VIỆT NAM
Cập nhật: 27/03/2014
Lượt xem: 2559
Ngành thủ công mỹ nghệ là một trong những truyền thống lâu đời cũng là ngành tạo ra giá trị xuất khẩu. Bên cạnh những thành công đạt được, ngành này cũng gặp phải khó khăn.

Tổng quan:

 

Tại Việt Nam, ngành thủ công mĩ nghệ bắt đầu từ làng và kết thúc với thị trường xuất khẩu bao gồm các nghệ nhân, người lao động thủ công, công ty xuất khẩu mỹ nghệ và chính phủ Việt Nam. Nghệ nhân và người lao động thủ công chính là nhà sản xuất sản phẩm. Nghệ nhân tạo ra đồ thủ công mĩ nghệ ở làng họ sống, với đồ nghề địa phương, họ đã duy trì ngành nghề này hơn cả ngàn năm. Đồ mĩ nghệ thường được sản xuất bởi một làng. Người dân không phải là người lao động thủ công thường làm ở lĩnh vực trực tiếp hay gián tiếp hỗ trợ sản xuất đồ thủ công mĩ nghệ, chẳng hạn thu nguyên liệu, vận chuyển nguyên liệu hay thành phẩm đến nơi. Sau đó, công ty xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ chịu trách nhiệm tiếp thị sản phẩm trên toàn thế giới với sự giúp đỡ của chính phủ Việt Nam. Có thể nói rằng chính phủ Việt nam cùng với qui định về xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ đóng vai trò quan trọng. Vì thế, những người phân phối phải hoạt động cùng nhau để đạt đến thành công. Ngoài ra, lĩnh vực thủ công mỹ nghệ muốn thành công phải có nhiều nghệ nhân, người lao động thủ công và phải đạt doanh thu xuất khẩu cao.

 

Làng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam:

 

Đầu tiên, đây là từ để chỉ cộng đồng đa phần nằm ở ngoại ô và vùng nông thôn có truyền thống làm đồ thủ công mỹ nghệ. Sự xuất hiện của các làng thủ công Mỹ nghệ bắt đầu vào những năm 20 trước công nguyên. Sự phát triển của các làng thủ công lâu đời nhất ở Việt Nam là cùng thời với sự phát triển văn hóa, xã hội và nông nghiệp Việt Nam nói chung, làng thủ công là một phần lịch sử của Việt Nam. Hầu như các làng thủ công đều tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Ninh, Nam Định… Cũng có một số làng ở cao nguyên, đồng bằng miền Trung và miền Nam. Những làng như lụa Hà Đông, làng mây tre đan Phú Vinh, và gốm Bát Tràng đã có mặt từ khoảng 1,700, 700 và 500 năm trước. Ngoài ra, những làng thủ công không chỉ là những nơi sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, đồng thời cũng là nguồn cung cấp vật liệu làm nên đồ thủ công mỹ nghệ.     

 

Hiện tại, mức độ phổ biến cũng như sự hiện diện của các làng thủ công cũng như hoạt động thương mại của các sản phẩm thủ công phụ thuộc nhiều vào chính quyền Việt Nam. Chính phủ đã nhận ra tầm quan trọng về mặt kinh tế và văn hóa của các làng, vì thế, họ được khuyến khích việc giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ với du khách nước ngoài. Hơn nữa, các làng thủ công cũng nhận được sự trợ cấp của chính phủ để trở nên cạnh tranh trong thị trường thủ công mỹ nghệ quốc tế.

 

Tình hình hiện tại của ngành xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam:

 

Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu lớn của đồ mỹ thuật và thủ công mỹ nghệ ở châu Á, với tốc độ xuất khẩu trung bình hằng năm là 13% những năm gần đây. Đồ thủ công Việt Nam được xuất khẩu sang 163 quốc gia và vùng lãnh thổ. Châu Âu, ASEAN, châu Mỹ, Úc, TQ, Ấn Độ, Malaysia, Đức và Ukraine là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng hằng đầu cho đồ thủ công Việt Nam, chẳng hạn túi xách, dù, mũ, tre, gốm sứ, mây đan tre, sản phẩm gỗ. Doanh thu xuất khẩu của đồ thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển vượt bật trong vòng 10 năm, từ 274 triệu USD năm 2000 đến 880 triệu USD năm 2009. Năm 2009, doanh thu giảm do sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Doanh thu xuất khẩu quí đầu năm 2010 đạt $180 triệu. Trong quí đầu năm 2010, thị trường xuất khẩu là Mỹ, Nhật, Pháp, Đức, Đài Loan.    

         

Từ ngày 18/4 đến 21/4/2012, đã có cuộc triển lãm đồ mỹ thuật và thủ công mỹ nghệ là Lifestyle Việt Nam được tổ chức tại Hồ Chí minh bởi hiệp hội xuất khẩu đồ thủ công Việt Nam hợp tác với Bộ công thương Việt Nam. Cuộc triển lãm là một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này bắt kịp với xu hướng khách hàng, do vậy, họ có thể tìm ra cách tốt nhất để sản xuất đồ phù hợp với nhu cầu khách hàng. Ngoài ra, lĩnh vực sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ Việt Nam xếp thứ hai tại châu Á sau TQ. Tuy nhiên, chúng ta có lợi thế rằng các nhà nhập khẩu có xu hướng rời TQ để chuyển sang việt Nam tìm nhà cung cấp.

 

Lí do thành công và khó khăn:

 

Thành công gần đây của ngành công nghiệp thủ công Việt Nam có thể do nhiều yếu tố:

 

_ Đầu tiên, do sự chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường đã ảnh hưởng đến sự mở rộng ngành thủ công mỹ nghệ. Việc mở cửa kinh tế Việt Nam kêu gọi sự mở đầu cho Việt Nam tại thị trường quốc tế. Kết quả là chính phủ Việt Nam đã mở cửa hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra, ngành thủ công mỹ nghệ cũng không đòi hỏi chi phí sản xuất cao, điều này cho phép phát triển kinh doanh ở mức phí thấp.


_Thứ hai, ngành thủ công đã nhận được sự khuyến khích và hổ trợ từ chính phủ Việt Nam do nhận ra tiềm năng của ngành thủ công tại thị trường quốc tế. Sự khuyến khích ở đây là dưới hình thức ưu đãi về thuế, cơ hội lấy thêm đất cùng với cơ hội học hỏi và phát triển cho các đồng bào dân tộc thiểu số.

 

_Cuối cùng, sự phổ biến của đồ thủ công với người phương Tây cũng đã đóng góp vào sự thành công của ngành thủ công tại Việt Nam. Sự toàn cầu hóa và du lịch cũng đã giới thiệu đồ thủ công Việt Nam với du khách, người dùng nước ngoài. Những món đồ này rất hấp dẫn người nươc ngoài vì nhìn sản phẩm, họ có thể liên tưởng đến làng thủ công đã làm nên nó.


Tuy nhiên, ngành công nghiệp này cũng gặp nhiều khó khăn, chẳng hạn như số lượng mẫu thiết kế có giới hạn, các công ty thủ công nhỏ không đủ khả năng gìanh các hợp đồng lớn. Rất khó cho các thợ thủ công xây dựng nên thương hiệu mở rộng ra thị trường qui mô. Trong ngành này, TQ hay Ấn Độ có vẻ chiếm lợi thế hơn. Ngoài ra, phương thức thị trường cũng với kênh dự đoán thị trường nghèo nàn và không chuyên đã không làm cho doanh thu xuất khẩu đạt được chỉ tiêu. Vì thế, muốn giúp lĩnh vực này phát triển, đầu tiên phải nâng cấp công nghệ sản xuất đòi hỏi hỗ trợ kinh phí từ chính phủ. Ngoài ra, dân làng phải hợp tác làm việc để mở rộng thương hiệu, nâng cao khả năng sản xuất đồng thời đẩy mạnh doanh thu xuất khẩu.

Về trang trước    Lên đầu trang
Facebook fanpage